Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 5

  • Hôm nay 203

  • Tổng 1.002.853

Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo giai đoạn 2021-2025

Xem với cỡ chữ : A- A A+
 

Ngày 13 tháng 7 năm 2021, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Quyết định số 1162/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025.

 

          Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo giai đoạn 2021-2025 là sự tiếp nối của giai đoạn 2015-2020, Chương trình được triển khai thực hiện trên phạm vi 287 huyện thuộc 48 tỉnh, thành phố trên cả nước theo Quyết định 964/QĐ-TTg ngày 30/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm: An Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bắc Giang, Bắc Cạn, Bến Tre, Bình Định, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cao Bằng, Đà Nẵng, Đắk Nông, Đắk Lắk, Điện Biên, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Hòa Bình, Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Hồ Chí Minh, Tuyên Quang, Trà Vinh, Yên Bái.

          Theo đó, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có 06 huyện thuộc phạm vi thực hiện Chương trình đó là Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa.

          Mục tiêu của Chương trình là nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền; đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập của người dân, đảm bảo an ninh quốc phòng ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

          Thời gian thực hiện Chương trình từ năm 2021 đến hết năm 2025.

          Đối tượng của Chương trình là tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hoạt động thương mại tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động quản lý Chương trình và các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác có liên quan.

          Nội dung của Chương trình:

          - Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách về phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo;

          - Xây dựng mô hình phát triển các mặt hàng tiềm năng lợi thế;

          - Các hoạt động khuyến khích, thúc đẩy phát triển các mặt hàng là tiềm năng, lợi thế của địa phương

          - Phát triển thương mại hàng hóa và dịch vụ của khu vực gắn với hoạt động du lịch biển đảo;

          - Phát triển đội ngũ thương nhân, doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn;

          - Phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo;

          - Phát triển năng lực chuyên môn cho cán bộ, doanh nghiệp, thương nhân làm công tác phát triển thương mại;

          Thông tin, tuyên truyền về phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

          Kinh phí thực hiện Chương trình: được bố trí từ nguồn Ngân sách Nhà nước, nguồn xã hội hóa, nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

          Bộ Công Thương là cơ quan chủ trì triển khai thực hiện Chương trình, có sự phối hợp của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Dân tộc.

(Hình ảnh chợ miền núi, vùng cao. Nguồn:internet)

Lê Phương- Phòng Nghiệp vụ

Các tin khác