Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 4

  • Hôm nay 3161

  • Tổng 1.017.440

Người Khùa ơn Đảng

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các chương trình, dự án, những năm qua, đã có hàng trăm ngôi nhà sàn mới khang trang, đẹp đẽ được dựng lên nơi dãy núi Giăng Màn nhằm giúp đồng bào người Khùa của xã Trọng Hóa (Minh Hóa) an tâm định canh định cư trong niềm vui khó tả.

Vui mừng khi được vào ở trong những ngôi nhà mới, nhiều đồng bào người Khùa nơi đây bày tỏ niềm tự hào: "Đây là những ngôi nhà ơn Đảng, Bác Hồ mà đồng bào chúng tôi mới có được".

"Do thời gian sử dụng khá lâu và điều kiện bảo quản, tu sửa khó khăn nên một số nhà ở của đồng bào bị xuống cấp, rất cần được đầu tư trở lại. Thời gian tới, tranh thủ nguồn hỗ trợ từ "Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025" và các nguồn hỗ trợ khác của Đảng, Nhà nước, các chương trình, dự án, nhà hảo tâm, địa phương sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để toàn bộ đồng bào DTTS ở xã Trọng Hóa sẽ có được nhà ở kiên cố, khang trang nhằm ổn định sinh hoạt, lao động sản xuất...", Chủ tịch UBND xã Trọng Hóa Hồ Phin cho biết thêm.

Dạo quanh một vòng khu vực dãy núi Giăng Màn thuộc xã Trọng Hóa, bên cạnh việc được chứng kiến sự xuất hiện của hệ thống cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa...ngày một tăng dày, khang trang, đồng bộ hơn hẳn so với trước đây, chúng tôi còn được chứng kiến nhiều ngôi nhà mới kiên cố, đẹp đẽ của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là của người Khùa được xây dựng mới như minh chứng thêm cho sự phát triển, khởi sắc vượt bậc nơi miền biên viễn này.

Dẫn chúng tôi vào thăm ngôi nhà sàn kiên cố, rộng rãi, mới được đưa vào sử dụng với trị giá gần 200 triệu đồng, bà Hồ Thị Xiên (người Khùa, SN 1955, bản La Trọng 1) phấn khởi khoe: "Mế (bà) được sinh ra và lớn lên ở khu vực dãy núi Giăng Màn đã gần 70 năm rồi. Gần trọn cuộc đời làm lụng vất vả nhưng hầu như chỉ tạm đủ để nuôi các con, lấy đâu ra tiền dư dả mà xây nhà mới kiên cố. Trước đây, kể cả trong mơ, mế cũng không dám nghĩ rằng cuộc đời miềng lại được sống trong ngôi nhà vững chắc, đẹp đẽ như thế này. Nhờ ơn Đảng và Bác Hồ, đến nay, 7 người con của mế (hiện đã lập gia đình và ra ở riêng toàn bộ) cũng đều có được những ngôi nhà khang trang tương tự như thế này, hạnh phúc lắm!".

Ngôi nhà mới của bà Hồ Thị Xiên (người Khùa), sinh năm 1955, bản La Trọng 1, xã Trọng Hóa vừa mới được đưa vào sử dụng.

Ngôi nhà mới của bà Hồ Thị Xiên (người Khùa), sinh năm 1955, bản La Trọng 1, xã Trọng Hóa vừa mới được đưa vào sử dụng.

Chỉ tay về phía một ngôi nhà xiêu vẹo, chật hẹp, vách được thưng bằng tre nứa, mái lợp tranh, đã bỏ hoang khá lâu, chị Hồ Thị Keng, Bí thư Chi bộ bản La Trọng 1 nhớ lại: "Cách đây chừng hai chục năm, hầu hết bà con người Khùa nơi đây đều phải ăn ở, sinh hoạt trong những ngôi nhà như thế này. Mùa nắng thì từ người già cho tới trẻ nhỏ đều phải kéo nhau đi trốn nóng quanh các gốc cây cổ thụ, bờ khe. Mùa mưa bão thì sợ nhà dột ướt và gió to làm sập, bay mất nhà. Do đặc điểm hầu hết các gia đình người Khùa nơi đây đều có đông con, nên việc sinh hoạt trong những ngôi nhà tạm bợ như vậy cũng rất bất tiện, cực khổ. Nhờ sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và các chương trình, dự án, đến nay có rất nhiều bà con nơi đây đã phấn đấu xây dựng được nhà ở vững chắc hơn trước nhiều...".

Hồ Kinh, Trưởng bản Ra Mai tâm sự: "Bản chúng tôi hiện có 106 hộ, với trên 540 nhân khẩu. Từ chỗ sống phân bố rải rác tại nhiều nơi quanh dãy núi Giăng Màn, nhờ sự hỗ trợ của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (khi đó là Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh), năm 2009 đã có 51 hộ người Khùa chính thức đến định cư tập trung tại bản Ra Mai cho tới tận hôm nay. Theo thời gian, một số người trong bản lập gia đình rồi tách ra ở riêng hoặc từ nơi khác đến ở mới cũng nhận được các nguồn hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, nhà hảo tâm... để xây dựng thêm nhiều ngôi nhà mới rất kiên cố ngay tại bản. Nhờ vậy mà tới nay, toàn bản chỉ còn khoảng 20 ngôi nhà tạm bợ, thiếu chắc chắn. Chính nhờ định cư tập trung tại đây, bà con gặp nhiều thuận lợi từ việc thụ hưởng về cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm, nước sạch... Đặc biệt, nhờ thường xuyên được tiếp xúc, chia sẻ cùng nhau nên tình đoàn kết trong bản ngày càng được thắt chặt, vấn đề an ninh trật tự nơi biên giới luôn được bảo đảm. Người dân bản Ra Mai luôn biết ơn Đảng, Bác Hồ nhiều lắm...".

Một góc bản Ra Mai, xã Trọng Hóa.

Một góc bản Ra Mai, xã Trọng Hóa.

Chủ tịch UBND xã Trọng Hóa Hồ Phin cho biết, tháng 4/2003, xã Trọng Hóa chính thức được thành lập trên cơ sở chia tách từ xã Dân Hóa (cũ). Đây cũng chính là dấu mốc quan trọng nhằm khẳng định rõ nét hơn về quá trình hình thành, phát triển của xã cho đến tận hôm nay. Toàn xã Trọng Hóa hiện có 1.052 hộ, 4.786 nhân khẩu (trong đó đồng bào DTTS chiếm khoảng 96%, đại đa số là người Khùa), sống phân bố tại 17 bản, với diện tích tự nhiên hơn 19.000ha. Kể từ khi xã Trọng Hóa chính thức được thành lập, rất nhiều chương trình, dự án của Đảng, Nhà nước đã đầu tư cho đồng bào DTTS vùng đất này về cơ sở hạ tầng, nhà ở, giáo dục, hỗ trợ sản xuất, bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa...

Nhờ đó, bộ mặt của xã biên giới Trọng Hóa ngày càng tiến bộ vượt bậc ở nhiều lĩnh vực. Chỉ tính riêng về chương trình hỗ trợ nhà ở, kể từ năm 2003 đến nay, toàn xã đã được hưởng lợi từ các quyết định, chương trình, dự án như 134, 167, 30a,... với trên 550 ngôi nhà ở cho đồng bào DTTS được xây mới.

BBT: Nguồn "Báo Quảng Bình"

Các tin khác