Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 3

  • Hôm nay 293

  • Tổng 999.068

Tổ chức lễ hội Trỉa lúa của người Bru-Vân Kiều

Xem với cỡ chữ : A- A A+
 Sáng 9/8, huyện Quảng Ninh tổ chức lễ hội truyền thống “Lễ hội Trỉa lúa của người Bru-Vân Kiều” xã Trường Sơn. 

Lễ hội Trỉa lúa của người Bru-Vân Kiều xã Trường Sơn (Quảng Ninh).
Lễ hội Trỉa lúa của người Bru-Vân Kiều xã Trường Sơn (Quảng Ninh).
Lễ hội Trỉa lúa (hay còn gọi là lễ lấp lỗ) của người Bru-Vân Kiều diễn ra vào ngày 12/7/2022 (âm lịch), là lễ hội quan trọng nhất trong đời sống tín ngưỡng và sinh hoạt cộng đồng người Bru-Vân Kiều. 
 
Lễ hội Trỉa lúa được tổ chức trước khi đem hạt giống cất giữ trong gùi kín đáo hàng năm ra, trỉa xuống đất với ý nghĩa cầu mong thần lúa, thần trời, thần nước, thần rừng, thần núi giữ gìn bảo hộ cho sự sinh sôi nảy nở chắc hạt, nặng bông có ngày thu hoạch.
Đồng bào Bru-Vân Kiều tham gia các trò chơi văn hoá dân gian tại lễ hội Trỉa lúa.
Đồng bào Bru-Vân Kiều tham gia các trò chơi văn hoá dân gian tại lễ hội Trỉa lúa.
Lễ hội thường tổ chức ở gò cao dưới chân núi Chồng, nơi đó có nhiều cây cổ thụ, trên đỉnh có 3 ngọn núi cao vút. Khám thờ được dựng bằng tre nứa, đặt tựa lưng vào hướng núi Chồng, mặt hướng qua núi Khe Cát mà dân gian bản xứ gọi là núi Vợ. Khi mặt trời chiếu xuống vùng đất lễ, bà con dân bản tập trung đông đủ để làm lễ tế sống (hiến sinh) bằng lợn trắng tuyền.
 
Khi già làng báo lệnh khai lễ, dân bản đứng khép vòng quanh con vật hiến sinh. Già làng bước vào giữa vòng, tay rót đầy ly rượu khấn to xin các vị thần phù hộ dân bản sức khỏe, may mắn; bày tỏ sự biết ơn trời đất, thần lúa đã ban cho bà con dân bản mùa màng bội thu, cây cối tốt tươi, cuộc sống ấm no.
Lễ hội Trỉa lúa là lễ hội quan trọng trong tín ngưỡng của đồng bào Bru-Vân Kiều, xã Trường Sơn.
Lễ hội Trỉa lúa là lễ hội quan trọng trong tín ngưỡng của đồng bào Bru-Vân Kiều, xã Trường Sơn.
Sau lời khấn, một số dân bản vai đeo gùi, tay cầm gậy chọc lỗ đi xung quanh bãi đất để thực hiện nghi thức gieo hạt. Sau khi cúng xong tất cả dân bản cùng nhau quây quần bên những mâm cỗ vừa thưởng thức những món ăn dân dã vừa chia sẻ với nhau về những dự tính cho mùa vụ sắp tới. Tiếp đến, bà con dân bản cùng hòa mình vào không gian của phần hội với các trò chơi dân gian, như: Chơi xà hùa, chi cà da, bóng má, cháy xà rì…
 
Đây là lễ hội truyền thống đã được Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. 
Ban Biên tập. Nguồn "Báo Quảng Bình"

Các tin khác