Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 3

  • Hôm nay 334

  • Tổng 1.020.265

Hội nghị Tổng kết kết quả thực hiện Đề án 498 năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2018

Xem với cỡ chữ : A- A A+
 Ngày 17-1, Ban chỉ đạo Đề án 498 tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025” năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018. Đồng chí Nguyễn Tiến Hoàng, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo, chủ trì hội nghị.

 Năm 2017, theo điều tra, khảo sát của Ban Dân tộc tỉnh và số liệu báo cáo của UBND các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số về thực trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn, cụ thể: Toàn tỉnh có 68 cặp tảo hôn trong số 308 cặp kết hôn tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 26,30%, tăng 5,89% so với năm 2016. Một số xã có tỷ lệ tảo hôn cao như Thượng Hoá (Minh Hóa) chiếm 41,18%, Kim Thuỷ (Lệ Thủy) chiếm 77,42%; Trong năm không có trường hợp nào xảy ra hôn nhân cận huyết thống (đây là một tín hiệu đáng mừng và bước đầu cho thấy kết quả thực hiện của Đề án và nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số đã tăng lên).

Trong năm 2017, Ban Dân tộc tỉnh (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo) đã chủ động tham mưu và phối hợp với các thành viên Ban Chỉ đạo để chỉ đạo sở, ban, ngành, địa phương có liên quan thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ mà kế hoạch Ban Chỉ đạo đã đề ra trong năm, cụ thể: Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh xây dựng phóng sự truyền hình chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết với thời lượng phát sóng 25 phút, in ra 20 đĩa CD nhằm tuyên truyền cho các bản tại các cuộc họp, sinh hoạt cộng đồng; xây dựng pa nô tuyên truyền tại 02 điểm (tại xã Trung tâm xã Lâm Thuỷ, huyện Lệ Thủy và km 51 xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch); in và cấp phát 300 tờ áp phích cho 17 xã và 107 bản có đồng bào thiểu số sinh sống; tổ chức 04 lớp tuyên truyền về Luật Hôn nhân, thực trạng tảo hôn, hậu quả của tảo hôn, hôn nhân cận huyết cho cán bộ, đồng bào thu hút 240 người tham gia. Đặc biệt, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với huyện Bố Trạch tiếp tục thực hiện Mô hình điểm ở xã Thượng Trạch làm cơ sở để triển khai trên địa bàn toàn tỉnh và hoàn thành đề án theo kế hoạch được UBND tỉnh đề ra.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, nêu ra những khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện Đề án thời gian qua, đưa ra một số biện pháp, phương hướng để nâng cao kết quả thực hiện các nhiệm vụ trong năm tiếp theo nhằm đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết tại các địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Hội nghị cũng đề ra những nhiệm vụ chủ yếu của năm 2018, trong đó nêu rõ:
Nhiệm vụ chính của đề án là đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại, nguyên nhân và hậu quả của việc tảo hôn và hôn nhân cận huyết; tập trung tuyên truyền cho các đối tượng là: học sinh tại trường dân tộc nội trú các huyện, trường dân tộc bán trú, trường THCS, các hộ gia đình có  con em trong độ tuổi lập gia đình để định hướng và quản lý hiệu quả nhằm ngăn chặn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết xảy ra…; tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền, nói chuyện chuyên đề  với bà con dân bản, trẻ em vị thành niên, thanh niên…; Xây dựng các hình thức truyên truyền phù hợp để nâng cao hiệu quả, chú trọng vào việc xây dựng tài liệu (dễ hiểu, dễ đọc, dễ truyền đạt….), phát đến các tuyên truyền viên thay vì phát về hộ gia đình, tổ chức các hội thi, sân khấu hóa để các đối tượng dễ tiếp cận; Tăng cường công tác truyền thông qua hệ thống Loa truyền thanh của xã hoặc các tuyên truyền viên trực tiếp đến các hộ dân có các đối tượng trực tiếp trên địa bàn.

Đồng chí: Nguyễn Tiến Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo kết luận Hội nghị
 
Kết luận tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Tiến Hoàng đã ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được của Đề án 498 trong năm 2017. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị: Nhiệm vụ trước tiên của các cấp, ngành, đoàn thể là cần tăng cường cơ sở vật chất giúp đồng bào phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Đồng thời, tập trung tuyên truyền trực tiếp về vấn đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đến các đối tượng liên quan như dòng họ, gia đình, các em vị thành niên, thanh niên; giao trách nhiệm cụ thể đến từng đối tượng, phải có kiểm điểm nếu thực hiện chưa tốt trách nhiệm và công việc của mình; xây dựng, bổ sung Hương ước tại các bản làng về công tác tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, quy định tại trường học, siết chặt kỷ cương đẩy lùi nạn tảo hôn hiện nay; cần bổ sung các kết quả điều tra chi tiết về nạn tảo hôn theo độ tuổi, theo huyện, khu vực..., nhấn mạnh các nguyên nhân khách quan, chủ quan để khắc phục những hạn chế và khó khăn đang gặp phải. Cần chi tiết các nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo để Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo phối hợp, đôn đốc, theo giỏi và báo cáo kết quả thực hiện theo quy định./.
 
MINH TIẾN -  BAN DÂN TỘC

Các tin khác