Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 2

  • Hôm nay 2285

  • Tổng 1.019.898

Hội thảo khoa học “Nghiên cứu chính sách, giải pháp bảo tồn và phát triển những ngôn ngữ dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một ở Việt Nam hiện nay”

Font size : A- A A+
 Sáng ngày 4/11/2019, tại Ban Dân tộc Quảng Bình, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên phối hợp với Ban Dân tộc Quảng Bình tổ chức buổi hội thảo “Nghiên cứu chính sách và giải pháp bảo tồn những ngôn ngữ dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một ở Việt Nam hiện nay”

             Chủ trì buổi tọa đàm có GS.TS Trần Trí Dỏi, PGS.TS Dương Thu Hằng – chủ nhiệm đề tài, Ông Phan Công Khánh – Phó trưởng Ban Dân tộc Quảng Bình; cùng với sự tham gia của các nhà nghiên cứu khoa học, chuyên gia về ngôn ngữ học, dân tộc học, Ông Hoàng Văn Tân – Nguyên lãnh đạo Ban Dân tộc, cán bộ Ban Dân tộc, đại diện Phòng Dân tộc các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, đại điện  trí thức người DTTS thuộc Dân tộc Chứt – Dân tộc thiểu số rất ít người, ngôn ngữ có nguy cơ mai một dần.

Hội thảo đã được nghe các tham luận quan trọng như: Bảo tồn một số ngôn ngữ đang bị mai một trong bối cảnh Cách mạng 4.0 – thực trạng và giải pháp; cảnh huống tiếng Arem ở Quảng Bình; thực trạng bảo tồn và phát triển ngôn ngữ các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình – Một số kiên nghị đề xuất; đánh giá tình hình thực hiện chính sách Dân tộc tại tỉnh Quảng Bình; tìm hiểu thực trạng mai một của các ngôn ngữ dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một ở Quảng Bình hiện nay, trong đó đặc biệt chú ý đến tiếng mẹ đẻ của dân tộc Chứt

Các đại biểu dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm

Tại buổi hội thảo các đại biểu đã được nghe PGS.TS Dương Thu Hằng thông qua một số nội dung liên quan đến mục đích của việc nghiên cứu đề tài, trong đó có nhấn mạnh nhiệm vụ chính của đề tài là khảo sát và đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân xác định danh sách những ngôn ngữ dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một ở Việt Nam, trong đó có tiếng mẹ đẻ của dân tộc Chứt tại Quảng Bình. Buổi hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đồng chí đại diện cho các đơn vị liên quan, nhà nghiên cứu cũng như các cán bộ đang công tác trong lĩnh vực dân tộc. Thông qua buổi tọa đàm này nhằm nhìn nhận, đánh giá thực trạng của việc mai một ngôn ngữ trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng. Từ đó, có những đề xuất kiến nghị cụ thể về chính sách, pháp luật và biện pháp bảo tồn những ngôn ngữ có nguy cơ mai một.

                                                     Thái Vân – Ban Dân tộc

More