Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 5

  • Hôm nay 111

  • Tổng 1.010.964

ĐẶC SẢN VÙNG BIÊN GIỚI

Xem với cỡ chữ : A- A A+

              Thượng Trạch là một xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi thuộc huyện Bố Trạch, nơi có điều kiện kinh tế-xã hội còn gặp nhiều khó khăn, đời sống người dân còn bộn bề thiếu thốn, vậy nhưng xã Thượng Trạch vẫn tìm được “đặc sản” rất riêng và độc đáo, đó sản phẩm măng khô. Măng khô là một nguyên liệu có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng cho gia đình như canh măng khô hầm sườn heo, canh cá nấu măng khô, vịt om măng,…Đây là món ăn được nhiều thực khách ưa chuộng để làm quà biếu mỗi khi đến và trở về từ xã biên giới Thượng Trạch.

 Với mục tiêu xây dựng nông thôn mới, góp phần phát triển kinh tế- xã hội vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), với tiềm năng, lợi thế của một xã miền núi, các nông sản của vùng rừng núi đang còn phong phú, Đảng uỷ và UBND xã Thượng Trạch đã chỉ đạo, vận động thành lập và đưa vào hoạt động HTX Cà Roòng nhằm thu mua, chế biến các sản phẩm đặc sản của Thượng Trạch, phát huy lợi thế của vùng miền, nhằm tạo công ăn việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số, tăng thu nhập cho đồng bào, góp phần phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Bí thư Đảng ủy xã Thượng Trạch Nguyễn Tấn Hưng, cho biết: “Nhận thấy bà con trên địa bàn chăm đi hái măng rừng và nguồn măng rất dồi dào sẵn có ở vùng biên Tân Trạch, Thượng Trạch, nên xã đã định hướng để HTX Cà Roòng sản xuất măng khô; đồng thời, mạnh dạn đăng ký với huyện thực hiện sản phẩm OCOP. Xã sẽ đồng hành hỗ trợ HTX Cà Roòng hoàn thiện các quy trình bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến, đóng gói để Thượng Trạch sớm đạt được “mỗi xã một sản phẩm” trong năm nay.”  

Hiện nay, HTX Cà Roòng đã đầu tư các thiết bị, máy móc để thu mua và chế biến măng rừng theo tiêu chuẩn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để giới thiệu sản phẩm ra thị trường. Mỗi ngày HTX thu mua từ 300- 600 kg măng tươi của người dân trên địa bàn để chế biến măng khô và giá thu mua 3000 đồng/kg măng tươi, giá thành 1kg măng khô sẽ từ 400.000 đồng/kg. Đồng thời, HTX sẽ thực hiện chấm công cho các cá nhân tham gia vào các hoạt động sơ chế, chế biến sản phẩm của HTX và chi trả 150.000 đồng – 200.000 đồng/công. Đây là nguồn thu nhập tương đối ổn định cho người dân xã dân tộc thiểu số và miền núi đang có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.

            

 (Sản phẩm măng khô được trưng bày tại HTX Cà Roòng)

Với sự vào cuộc của cấp uỷ, chính quyền địa phương xã Thượng Trạch, hi vọng trong thời gian tới, sản phẩm “măng khô” Thượng Trạch sẽ được chứng nhận sản phẩm OCOP để  giới thiệu, quảng bá và mang sản phẩm “măng khô” đến với thị trường cả nước.

Lê Phương- Phòng Nghiệp vụ

 

Các tin khác