Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 4

  • Hôm nay 538

  • Tổng 1.011.391

Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Xem với cỡ chữ : A- A A+
 

Ngày 14/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 107/2020/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Nghi định 108/2020/NĐ-CP về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 5/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

 

Nghị định 107/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức các sở chuyên môn; tiêu chí thành lập các phòng chuyên môn, văn phòng, chi cục và các tổ chức tương đương thuộc sở; người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu sở, số lượng cấp phó của các đơn vị, tổ chức thuộc sở… Đáng lưu ý,  Nghị định 107/2020/NĐ-CP quy định rõ số lượng phó giám đốc sở không cứng nhắc mà linh động theo số bình quân mỗi sở có 3 phó giám đốc. Căn cứ số lượng sở được thành lập và tổng số lượng phó giám đốc, UBND cấp tỉnh quyết định cụ thể số lượng phó giám đốc của từng sở cho phù hợp. Riêng đối với Hà Nội và Tp.HCM, ngoài tổng số lượng phó giám đốc theo quy định tính bình quân chung thì mỗi thành phố được tăng thêm không quá 10 phó giám đốc.

Ngoài việc sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ quyền hạn chung của sở tại khoản 1 Điều 1, Nghị định số 107/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung chi tiết nhiệm vụ một số sở bao gồm: Nội vụ, Tư pháp, Công Thương, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Lao động Thương binh và Xã hội, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Thanh tra tỉnh, Văn phòng UBND, các sở đặc thù (như Ngoại vụ, Ban Dân tộc, Du lịch, Quy hoạch - Kiến trúc).

Nhiệm vụ của Ban Dân tộc tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc.

Ban Dân tộc được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau:

- Có ít nhất 20.000 người DTTS sống tập trung thành cộng đồng làng, bản;

- Có ít nhất 5.000 người DTTS đang cần Nhà nước tập trung giúp đỡ, phát triển;

- Có đồng bào DTTS sinh sống ở địa bàn xung yếu về an ninh, quốc phòng; địa bàn xen canh, xen cư; biên giới có đông đồng bào DTTS nước ta và nước láng giềng qua lại.

Số lượng công chức công tác tại phòng thuộc sở của Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cho phép tối thiểu 07 biên chế; phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại I thì bố trí tối thiểu 06 biên chế công chức và tối thiểu 05 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại II và loại III.

Về số lượng Phó Trưởng phòng thuộc chi cục thuộc sở, phòng có dưới 7 biên chế công chức được bố trí 1 Phó Trưởng phòng; phòng có từ 7 biên chế công chức trở lên được bố trí không quá 2 Phó Trưởng phòng.

Theo đó, Nghị định 108/2020/NĐ-CP đã có một số điểm mới như sau:

Nghị định 108 bên cạnh quy định nhiệm vụ quyền hạn của Trưởng phòng như Nghị định 37 đã bổ sung quy định: Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện  là Uỷ viên nhân dân cấp huyện do Hội đồng nhân dân cấp huyện bầu, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm  thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp huyện theo Quy chế làm việc và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Quy định này đã làm nổi bật vai trò Ủy viên UBND cấp huyện trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của tập thể UBND.

Nghị định 37 quy định số lượng phó trưởng phòng không quá 03 người. Nghị định 108 quy định Bình quân mỗi phòng có 02 Phó Trưởng phòng. Căn cứ số lượng phòng chuyên môn được thành lập và tổng số lượng Phó Trưởng phòng, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cụ thể số lượng Phó Trưởng phòng của từng phòng chuyên môn cho phù hợp.

Phòng Dân tộc tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc.

Phòng Dân tộc được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau:

-  Có ít nhất 5.000 người dân tộc thiểu số đang cần Nhà nước tập trung giúp đỡ, hỗ trợ phát triển;

- Có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở địa bàn xung yếu về an ninh, quốc phòng; địa bàn xen canh, xen cư; biên giới có đông đồng bào dân tộc thiểu số nước ta và nước láng giềng thường xuyên qua lại.

- Trường hợp không tổ chức riêng Phòng Dân tộc thì chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực dân tộc do Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thực hiện.

Việc sắp xếp các tổ chức thuộc sở theo tiêu chí quy định tại Nghị định này phải hoàn thành trước ngày 31/3/2021.

Nghị định này có hiệu lực từ 25/11/2020.

                                                         Đoàn Thị thanh Hương -Ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình

Các tin khác