Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 3

  • Hôm nay 3802

  • Tổng 1.002.583

Kết quả điều tra tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Thượng Trạch, một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Tiến hành xây dựng Mô hình điểm xã Thượng Trạch và Kế hoạch của UBND tỉnh về triển khai Đề án “ giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025”(Đề án 498) trên địa bàn toàn tỉnh.

Tháng 11 năm 2016, Ban Dân tộc đã phối hợp với Phòng Dân tộc huyện Bố Trạch, UBND xã Thượng Trạch tiến hành điều tra tình trạng tảo hôn (TH) và hôn nhân cận huyết thống (HNCHT) trong  đồng bào  DTTS tại xã Thượng Trạch.
 

Kết quả điều tra

Công tác điều tra được tiến hành ở 3 cụm bản tập trung: Cụm trung tâm xã     gồm bản Cà Roòng I, bản Cà Roòng II, Bản Nịu; Cụm phía Đông xã gồm bản Ban và bản Khe Rung; Cụm phía Tây gồm  bản Bụt, bản 51 và bản Chăm Pu.  Đối tượng điều tra theo giới tính: 85 nam, 72 nữ. Về thành phần dân tộc:  154 người Ma Coong      ( dân tộc Bru- Vân Kiều), 3 người thuộc dân tộc khác.
Tuy chưa có điều kiện tiến hành rộng hơn, nhưng đợt điều tra đã thu được những kết quả quan trọng, giúp Ban Dân tộc tỉnh – Cơ quan thường trực Đề án 498 của UBND tỉnh có cơ sở để  xây dựng Đề án điểm xã Thượng Trạch (2016-2018) và Kế hoạch  thực hiện  Đề án 498 giai đoạn 2016-2020.
Kết quả điều tra hộ dân cho thấy: Thứ nhất, trình độ văn hóa của đồng bào rất thấp, có 66 người mù chữ (42,04%);  47 người tiểu học (29,94%);  41 người trung học cơ sở (26,11 %); 3 người trung học phổ thông (1,19%). Bản Chăm Pu tuy gần đường 20 nhưng số người mù chữ khá cao (11/21 người,  chiếm 52,38 % số đối tượng điều tra của tại bản). Tương tự ở Bản 51 nằm sát đường 20 cũng có đến 10/20 người mù chữ, chiếm 50% số đối tượng được điều tra. Về văn hóa, không có người nào có trình độ chuyên môn trung cấp trở lên. Chỉ có 01 người có trình độ lý luận chính trị trung cấp (bác Đinh Huôn ở bản Cờ Đỏ). Thứ hai, số cặp TH và HNCHT cao hơn nhiều so với báo cáo của địa phương. Có 56 cặp tảo hôn (chiếm 35,67% đối tượng điều tra), trong đó người chống tảo hôn là 25,  người vợ  tảo hôn là 31.  Chưa kể 32 người không nhớ tuổi kết hôn. Nữ kết hôn sớm nhất ở tuổi 13. Có 6 cặp  hôn nhân cận huyết thống (chiếm 3,82%  đối tượng điều tra), trong đó có 4 cặp con cô lấy con cậu và con cậu lấy con cô. 1 cặp con chú lấy con bác. 1 cặp con dì lấy con dì. Đối chiếu với Báo cáo của UBND xã Thượng Trạch,  từ năm 2014 đến 9/2016,  toàn xã chỉ có 17 cặp tảo hôn, 1 cặp hôn nhân cận huyết thống. Thứ ba, số người được tuyên truyền các luật liên quan đến gia đình còn thấp. 92 người nắm các điều kiện kết hôn được nêu trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (58,60%). 54 người được phổ biến về Luật bình đẵng giới (34,40 %). 86 người được phổ biến về  Luật phòng chống bạo lực gia đình  (54,78 %). Thứ năm, tác động của các hình thức tuyên truyền cho phép lựa chọn hình thức và phương pháp tuyên truyền phù hợp. 80 người cho biết các luật trên nhờ tập huấn và tuyên truyền của đội thông tin lưu động (chiếm 36,78%), 22 người nhờ  truyền thanh của  xã (chiếm10,09%), đây là các đối tượng sống gần khu vực trung tâm xã như Cà Roòng I, Cà Roòng II và bản Nịu.
 

          Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số

         Qua điều tra, khảo sát để công tác  tuyên truyền cho đồng bào  DTTS ở xã Thượng Trạch nói riêng, vùng đồng bào DTTS của tỉnh nói chung phát huy hiệu quả, cần chú trọng thực hiện các giải pháp sau:
1. Sử dụng các khẩu hiệu tuyên truyền kết hợp hình ảnh như dựng các pa nô tuyên truyền, kết hợp hình ảnh tại các điểm dân cư, các trục giao thông, là những nơi đồng bào thường đi lại hàng ngày. In, phát các tờ rơi, tờ gấp đến các hộ gia đình;  dán các áp phích tuyên truyền cho nhà văn hóa, sinh hoạt cộng đồng thôn bản, trưởng học... để bà  đọc mỗi lần hội họp, học tập.
2.  Các cấp, các ngành cần phối hợp mở các lớp xóa mù nhất là các  bản xa trung tâm cho đối tượng trung niên. Phát huy vai trò của các đồn biên phòng trên từng địa bàn trong nắm xóa mù, nắm tình hình, tuyên truyền cho đồng bào.
3. Tăng cường tuyên truyền miệng thông qua các hội nghị tập huấn, nói chuyện chuyên đề đến các cụm bản. Hình thức này trong thời gian qua đã phát huy tác dụng tốt, nhất là đối với đối tượng lớn tuổi không biết chữ.
4. Đối với đối tượng học sinh các cấp, phối hợp với các trường phổ biến các nội dung chống TH, HNCHT cho các em thông qua tập huấn, ngoại khóa, sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, để thực hiện tốt nội dung này cần chú trọng vai trò của các thầy cô chủ nhiệm và  Tổng phụ trách Đội.
5. Phối hợp với các ngành tổ chức các hội thi tìm hiểu về các nội dung liên quan đến Luật hôn nhân và gia đình, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
 
 
Nguyễn Lương Cương, Trưởng phòng TT và ĐB Ban Dân tộc tỉnh

Các tin khác